Vì Freud là gốc người Do Thái, từ năm 1938 ông sống lưu vong để tỵ nạn chế độ phát xít Đức, và mất tại Anh vào năm 1939. Xuất phát từ một phương pháp trị bệnh rối loạn thần kinh đặc biệt (hystérie), Freud đã đề xuất phép trị liệu phân tâm học bằng sự sử dụng liên tưởng, mộng để phân tích những động lực mạnh (choc) gây bệnh. Về sau phân tâm học trở thành chủ nghĩa Freud (Freudianism) và đề xuất hai bản năng gốc là "bản năng tình dục" và "bản năng chết", xem đó là nguyên động lực chi phối tiến trình lịch sử nhân loại. Sau đó, lại tiếp tục hình thành nên chủ nghĩa Freud mới (Neo-Freudianism) với các đại biểu chính là E. Fromn, K. Horney v.v...
Lý thuyết của Freud có thể được tóm tắt như sau: Freud cho rằng cấu trúc nhân tính hay ngã tính của con người bao gồm ba phần: Bản năng (Id), ngã tính (ego) và siêu ngã (superego), cũng gọi là "ý thức" ba ngôi. (27)
a) Bản năng (Id):Bản năng là cội nguồn nhân tính của con người, ở đó tích lũy các nguồn năng lượng và cung cấp năng lực cho các hoạt động tâm lý như ý thức (ego) và siêu thức (superego). Khi nguồn năng lượng gia tăng khiến cho bản năng bùng phát mạnh tạo thành những cú sốc (choc) tâm lý khó chịu, căng thẳng, bực tức ... Ngược lại, sự giải trừ các căng thẳng và qui giảm năng lượng trở về trạng thái ổn định, thư giãn ... là con đường phấn khích đưa đến khoái lạc. Do đó, bản năng được chia thành hai loại tác năng chính, đó là: "bản năng tình dục" (libido) và "bản năng chết".
- Về bản năng tình dục (libido): nó là cội nguồn, năng lượng tình dục, năng lực kích thích tình dục, phấn khích tình yêu ... và chi phối đời sống nội tâm. Ở điểm này libido được xem như là "nguyên tắc khoái lạc". Nó vừa là sự phát triển tình dục của người lành mạnh và được mở rộng cho đến các hoạt động khoa học, mỹ thuật của cá nhân, lại vừa là căn nguyên của bệnh lý. Về sau, Freud liên hệ rộng hơn nữa về khái niệm libido cho tất cả xung năng của tình yêu, như tình yêu giữa bố mẹ và con cái...
- Về bản năng chết (pulsion de mort) hay lực chết: nó diễn ra theo chiều hướng ngược lại khi tùy vào mức độ tăng tốc của năng lượng trong bản năng (Id) đi đến đỉnh cao như tức tối, giận dữ... làm tăng huyết áp, ngất xỉu, tử vong...
Theo nhận xét của C. Jung, libido không những là xung năng (pulsion) của tình dục, mà còn là năng lượng của tâm lý nói chung. (28)
b) Ý thức tự ngã (ego)Freud cho rằng, ý thức tự ngã luôn luôn bị chi phối bởi bản năng (Id) mà nội dung chính của nó là "libido" hiểu theo nghĩa rộng - tức là mọi nhu cầu, khát vọng, dục vọng, thèm muốn giao tiếp với thế giới thực tại khách quan. Ý thức là là bản năng khát vọng sống của tự ngã ( cái tôi). Nhưng khi ý thức tự ngã bị kiềm chế bởi những khuôn định, qui ước xã hội (social conventions) nó lại đi vào vô thức (inconscient). Rồi từ đó, những xung năng khát vọng bộc phát lên ý thức, biến thành những ưu phiền, lo âu... "Cái tôi" của mỗi cá thể luôn luôn bị phá vỡ bởi sự mâu thuẫn của bản năng dục vọng và sự kiềm chế của ý thức xã hội.
c) Siêu ngã (superego)Siêu ngã cũng được gọi là siêu thức, nó vượt lên trên bản năng tình dục (sexuality) và ý thức tự ngã để duy trì mọi giá trị truyền thống và các lý tưởng đạo đức xã hội. Nó, một mặt vừa kiềm chế sự thôi thúc của "khát vọng dục tính" (sexual desize), mặt khác thúc giục ý thức bảo trì các giá trị đạo đức cá nhân và xã hội. Do đó, siêu thức là ý thức vươn đến sự hoàn thiện của đời sống.
Theo đánh giá của L. Broom và P. Seiznick, thì cả hai triết gia thực nghiệm George H. Mead và Sigmund Freud, những người sáng lập ngành giải phẫu tâm lý này đã đóng góp một phần lớn vào tiến trình nghiên cứu bản ngã trong quá trình xã hội hóa. (29) Tuy nhiên, như chúng ta thấy, quan điểm của Mead và Freud hoàn toàn khác nhau. Mead thì lấy xã hội làm nền tảng cho sự phát triển của ý thức, trong khi Freud thì cho rằng, những qui ước xã hội đã kiềm hãm và làm sai lệch ý thức tự ngã. Mead chia ý thức thành hai phạm trù: bản ngã (ego) và sở hữu tự ngã (ego - attribute), và cho rằng cả hai đều nương tựa vào xã hội mà hình thành và phát triển. Ngược lại, Freud chia ý thức làm ba phạm trù: bản năng (Id), ý thức (ego) và siêu thức (superego); và ở đó, bản năng (Id) là phần trọng tâm của sinh lý cá thể mà xã hội không thể nào điều hành được, ego là người trung gian hòa giải các nhu cầu sinh lý và những đòi hỏi của xã hội. Đối với Mead, ngã và sở hữu tự ngã có thể dung hóa lẫn nhau, trong khi theo Freud, các phạm trù của ngã luôn tiềm tàng những khả năng xung đột, mâu thuẫn... hay còn gọi là xung năng (pulsion).
Những nguồn tham khảo khácCác tác fẩm chính của ông : dự án về một nền tâm lý học khoa học và những nghiên cứu về bệnh Hysteri, Lý giải các giấc mơ, 3 tiểu luận về lý thuyết tình dục, vật tổ và sự cấm kỵ.
b) Đối tượng nghiên cứu :quan tâm nghiên cứu vô thức để biết một cách khách wan tâm lý thực sự của con người. SF wan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần con người về bản chất là hiện tượng vô thức. vô thức là fạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người. mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương wan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức. trogn các loại vô thức thì đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt wan trọng trong tòan bộ đời sống tâm lý con người.
c) Fương fáp nghiên cứu :Phân tích tâm lý người bệnh để tìm cho được nguồn gốc gây bệnh ẩn dấu sâu trong vô thức người bệnh. cách thức mà ông tiến hành là thôi miên để giúp người bệnh nhớ lại những điều đã trải wa. Việc giải tỏa tắc nghẽn trong tâm thần người bệnh sẽ làm cho bệnh thuyên giảm hoặc mất đi.
d) Nội dung học thuyết :ông xác định bộ máy tâm thần con người bao gồm :
1. cái nó bao gồm tất cả những cái gì con người có được từ khi mới sinh ra tức là tất cả những cái gì được quy định về mặt cấu tạo. cái nó chính là biểu hiện của cái di truyền, có xu hướng thỏa mãn những nhu cầu bẩm sinh của cá nhân. Cái nó và cái vô thức được ấn dấu sâu bên trong bộ máy tâm thần. những xung lực fát ra từ cái nó chính là năng lượng Libido và sức thôi thúc của Libido cắt nghĩa cho đa số hành vi con người. cái nó chứa đựng bản năng như đói, khát, tính dục và bản năng này được điều khiển bởi nguyên lý khóai lạc.
2. cái tôi là cái trung gian giữa cái nó và cái bên ngoài. Về mặt nguồn gốc, cái tôi được xem là một fần của cái nó nhưng đã bị tách khỏi cái nó để tiếp xúc với cái bên ngoài. Khi đó cái tôi chống lại cái nó bằng cách giành quyền làm chủ những đòi hỏi xung lực và quyết định việc thỏa mãn hay chưa thỏa mãn ngay những đòi hỏi của xung lực. công việc của cái tôi là làm cho các ước muốn của cái nó fù hợp với cái thực tại tương ứng trongmôi trừơng vật lý. Cái tôi bị chi fối bởi nguyên lý thực tại vì nó làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó một cách thực sự chứ ko fải là tưởng tượng.
3. cái siêu tôi là lực lượng đối lập với cái tôi, ngăn cản cái tôi trong wá trình fát triển, kìm hãm sự thỏa mãn của cái tôi.
e) Đánh giá học thuyết :+ ưu điểm : * đóng góp to lớn của SF là đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là những mặt wan trọng trong đời sống tâm lý con người.
* Đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, các mặc cảm, đồng nhất hóa, các giai đoạn fát triển nhân cách ( gồm 4 giai đoạn : lỗ miệng, hậu môn, âm vật và dương vật, cá nhân hướng đối tượng ra bên ngoài).
* tư tưởng khoa học đúng đắn : TLH fải có 1 con đường riêng của mình. Sự xuất hiện của fân tâm học một cách khách wan làm cho TLH fát triển.
* Fương fáp giải tỏa tâm lý đã được sử dụng khá rộng rãi, hiệu wả trong các bệnh viện tâm thần.
+ hạn chế : * Do wá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, SF đã ko thấy được mặt bản chất trong ý thức con người, ko thấy được bản chất xã hội - lịch sử của các hiện tượng tâm lý người.
* con người trong fân tâm học là con người cơ thể, con người sinh vật bị fân ly ra nhiều mảng, con người với những mong muốn chủ yếu là thỏa mãn các đam mê tính dục, đối lập với xã hội.
st: tamlyhoc.net
.../...
rat hay !nhung minh co doc quyen sach noi ve phan tam hoc con nguoi ta chong lai nhung su so hai cua chinh minh.no day con nguoi ta phai chong lai su cam do nhu the nao? phan tam hoc rat hay!cam on ve bai viet cau ban!
ReplyDeleteMình cũng bị lôi cuốn ngay tu lần đầu đọc về học thuyết phân tâm. Ngày trước nếu nhiều đam mê thêm chút nữa chắc mình đã theo con đường tâm lý học.
ReplyDeleteThực ra PTH không dậy mình là gì cả nó chỉ phân tích và giải thích thôi. Kể cả nếu bạn không biết đến PTH tự bạn vẫn tự cân bằng tâm lý cho mình trong sợ hãi, trong cám dỗ chứ không phải chống lại đâu ạ đó là quá trình tự điều chỉnh hành vi.