Apr 27, 2009

Đạo đức kinh - Lão tử

Đạo đức kinh - Lão Tử ! Sẽ và mãi là một kiệt tác chính luận của nhân loại.

Đạo đức kinh hay còn gọi là tam tự kinh là một cuốn sách chính luận chưa đến 1000 câu nhưng chứa đựng những tư tưởng và chiết lý sâu sắc về chiết học lý luận nói chung và chiết học quản trị nói riêng (trị quốc...).
Lão tử
Cuộc đời cũng như tên tuổi của Lão Tử là một bí ẩn đã và đang là một thách thức lịch sử với nhiều học giả ! Tại sao ? Vì bản thân lý lịch của ông cũng như tư tưởng mà ông để lại (đạo - kinh) đều nhất quán một quan điểm là ẩn dật với đời, thấu hiểu cái đạo của vạn vật làm vui. Thành công thì không ở lại, người đời biết đến mà không lưu lại danh tính ???.

Phần lớn tài liệu viết về ông chỉ mang tính chuyền thuyết... hoặc vì những mục đích về khác mà thành. Theo chính sử của Trung Hoa (Nhà sử ký Tư Mã Thiên - đời Hán). Thì ông là người nước Sở làm quan chiều đại nhà Chu, là người cùng thời với Khổng Tử nhưng lớn tuổi hơn Khổng. Cũng theo Tư Mã thì Khổng và Lão đã có nhiều những tranh luận nổi tiếng và những tranh luận đó mang lại ích lợi cho Khổng rất nhiều. Sau này Khổng Tử là người thầy khởi sướng lên trường phái Nho Giáo tầm ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử và còn lưu tới ngày nay.

Người đời sau từ tên của Lão Tử mà luận ra nhiều những truyền thuyết về cuộc đời của ông. Như mẹ ông mang thai ông 81 năm mới sinh ra ông và khi sinh hạ thì có 8 con rồng chầu về, lúc mới sinh ra ông đã là một đứa trẻ già (Lão Tử) vì thế nên lấy tên là Lão tử cũng là hiển nhiên. Phần lớn các học giả đều thông nhất một quan điểm chung là tên hiệu Lão Tử do ông tự đặt với nhiều những ý nghĩa thâm thuý và cũng có nhiều những luận giải khác nhau như là người thầy của tất thẩy các thầy, người thấu hiểu đạo trời Lão - Tử. ...

Theo quan điểm của người viết thì tư tưởng của Lão Tử khá là bảo thủ. Ông nhìn nhận mọi việc theo kiểu tất lẽ dĩ ngẫu nó sinh ra là thế và cái đạo của thánh nhân là hiểu và làm theo nó sao cho đúng cái quy luật của đạo chẳng bận tâm tới những điều khác, kiểu như cái biết của thánh nhân là thấu hiểu cái đạo lý ở đời mà chẳng có chút gì chủ động của chủ thể để cải tạo hoặc tác động vào nó - Luận về Vô Vi (không gì cả). Chính vì thế theo một số truyền thuyết về sự ra đời của Đạo Đức Kinh cũng đề cập đến lý do ông viết và để lại cuốn sách này trước khi biết mất trên cõi đời này (cưỡi trâu nước đi vào xa mạc). Là do thỉnh cầu của một người khác - một người lính thấy trí tuệ uyên bác cũng như kiến thức của ông mà đề nghị ông viết lại những điều đó. Nhờ thế nên nhân loại ngày nay mới có quyển Đạo Đức Kinh mà tranh luận !


../..

2 comments:

  1. Bạn àh , Tam Tự Kinh ( sách 3 chữ ) khác với Đạo Đức Kinh ( của Lão Tử ) mà bạn ? sao lại viết TTK = ĐĐK ?

    ReplyDelete
  2. Đúng rồi. Cái này là sơ suất về hiểu biết nông cạn của người viết khi đọc về cái ĐĐK.
    Xin cám ơn bạn rất nhiều.

    ReplyDelete

 
Bạn có thể dùng bài viết của tôi tùy ý bạn nhưng vui lòng ghi lại rõ nguồn cung cấp
The world in a click_
Copyright © 2008 linhdkl